Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn đi ngược lại các cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với Quốc tế về quyền con người – Article 88 of the Criminal Procedure Code of the State of the Socialist Republic of Vietnam completely contrary to the commitment of the Government of Vietnam to international on human rights


        SỰ THẬT – CÔNG LÝ – TÌNH YÊU

Dominhtuyen

Các nghiên cứu Quốc tế và sự nhận định từ các chuyên gia trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực nhân quyền cho thấy điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cùng cách diễn giải và vận hành một cách tùy tiện điều khoảng mơ hồ bất hợp lý nói trên không những đi ngược lại hoàn toàn các cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với Quốc tế liên quan đến quyền con người, mà còn là một thách thức to lớn đối với Cộng đồng Quốc tế, đối với lương tâm đạo đức con người và đối với toàn bộ thế giới loài người tiến bộ. Đúng như lời nhận định của Ông Vũ Quốc Dụng, Tổng thư ký hiệp Hội Nhân quyền Quốc tế (ISHR) hầu hết các vụ bắt giữ và kết án tù đối với các Nhà hoạt động Dân chủ và các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước đều mang hơi hám của Điều 88 “Tuyên truyền chống chế độ” đầy nghịch lý nói trên.

Thật ra tại Việt Nam không một ai mang tư tưởng hay hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước, chống phá chế độ cả. Trên thực tế, tất cả những gì mà người dân làm bấy lâu nay hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng vì lợi ích Cộng đồng, lợi ích Quốc gia và Dân tộc. Người dân không chống phá chế độ, không chống phá Nhà nước mà chỉ tuyên truyền chống lại mọi hành động sai trái của những người lãnh đạo Nhà nước, những người vì lợi ích cá nhân đã đi ngược lại lợi ích của người dân và đang tâm chà đạp lên lợi ích của Quốc gia Dân tộc. Do vậy, các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam hết lần này đến lần khác tìm mọi cách ra sức bảo vệ và che đậy các hành vi sai phạm của mình, ngay cả viện dẫn những lý do hết sức mơ hồ về an ninh Quốc gia, thậm chí vu khống, bịa đặt và cố tình thông tin sai sự thật để lôi kéo sự đồng tình từ dư luận người dân nhằm ngụy biện, biện minh cho các hành vi sai trái của họ trong quản lý và điều hành Đất nước.

Hiện nay, không những người dân cả nước không đồng tình với cách hành xử sai trái và vô nhân đạo của chính quyền cộng sản Việt Nam mà ngay cả Cộng đồng Quốc tế ngày càng tỏ ra bất mãn nhiều hơn trước cách hành xử ngang ngược của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với các tiếng nói phản kháng ôn hòa của người dân sau hàng loạt các vụ bắt giữ và kết án sai trái gần đây như đối với trường hợp Blogger Điếu Cày, Blogger Tạ Phong Tần, hai nhạc sỹ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, nữ sinh viên trẻ yêu nước Phương Uyên và 14 Thanh niên Công giáo yêu nước thuộc giáo phận Vinh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam…..và rất nhiều các trường hợp sai trái khác nữa. Phần lớn các vụ bắt giữ và kết án đối với các trường hợp nêu trên đều vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật và luật tố tụng. Và một điều duy nhất mà mọi người có thể thấy được đó là càng trấn áp, càng nghiêm cấm thì sự phản kháng từ người dân càng gia tăng. Điều này cho thấy, tù đày, bắt bớ giam cầm hay ngay cả việc xử dụng bạo lực từ phía chính quyền cũng không thể trấn át được sự khát khao Tự do Dân chủ vốn âm ỉ trong lòng người dân bấy lâu nay. Đã đến lúc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải xem xét lại bản thân mình và trên hết là phải ngay lập tức hủy bỏ các điều khoản bất hợp lý như tại điều 88 và các điều khoản khác còn nhiều bất cập và đầy nghịch lý tương tự trong Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Bản Tin

Điều 88 bộ Luật Hình Sự Việt Nam: “Cố ý tạo ra một sự sợ hãi thường trực”

Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (DR)
Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (DR)

Tú Anh

Nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước thu thập chữ ký kêu gọi hủy bỏ điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự. Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 13/01/2013 cho đây là một âm mưu xóa bỏ chế độ bằng diễn biến hòa bình. Theo lập luận này, các công ước Liên Hiệp Quốc công nhận quyền công dân là “bảo vệ chế độ” và cao hơn nhân quyền. RFI đặt câu hỏi với Tổng thư ký Hiệp hội Quốc tế Nhân quyền (ISHR) Vũ Quốc Dụng từ Frankfurt, Đức.

Vũ Quốc Dụng, Tổng thư ký Hiệp hội Quốc tế Nhân quyền

16/01/2013

 

RFI : Các trí thức Việt Nam cho rằng Điều 88 ‘‘bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận” và “gây nguy hiểm cho trí thức”, ISHR đánh giá như thế nào?

Vũ Quốc Dụng : Điều 88 ‘‘Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam’’ thuộc về chương ‘‘Các tội xâm phạm an ninh quốc gia’’của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (BLHS) là một công cụ đàn áp chính trị chứ không phải là một điều luật bình thường. Chúng ta có nhiều minh chứng cho điều này. Trước hết các từ ngữ và nội hàm của điều này rất mơ hồ và không được sách luật nào ở Việt Nam giải thích cho thấu đáo.

Ngay cả các luật sư tại Việt Nam cũng bị bắt vì những cáo buộc vi phạm điều 88. Chính luật sư tốt nghiệp ở Mỹ như Lê Công Định, luật gia tiến sĩ của Pháp là Cù Huy Hà Vũ, luật sư tốt nghiệp ở Việt Nam như Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, Lê Trần Luật lẫn những luật gia mới tốt nghiệp như AnhBaSg Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần cũng không thể nào hiểu nổi điều 88.

Sự mơ hồ này giúp cho công an, viện kiểm sát và tòa án tha hồ suy diễn tùy tiện để bắt giam và kết án. Hơn một trăm tù nhân chính trị tại Việt Nam hiện nay đều có dính dáng ít nhiều đến những cáo buộc về tội tuyên truyền chống nhà nước. Trong những bản kết luận điều tra, cáo trạng và bản án của họ chúng tôi thấy lúc nào cũng thấy ẩn hiện điều 88. Việc dùng tội danh nào để cuối cùng kết án họ lại là một vấn đề khác nhưng rõ ràng họ bị làm tội vì không cùng chính kiến với chế độ cộng sản tại Việt Nam. Cho nên điều 88 – mà nhiều nhà hí họa đã vẽ thành 2 cái còng số 8 khóa môi người Việt Nam – như một lưỡi kiếm Damoclès treo lơ lửng trên đầu mọi người.

Việc áp dụng điều 88 tùy tiện đến nỗi họ không biết nó sẽ phập xuống lúc nào. Bắt họ hay xử tội họ lúc nào là quyền của công an. Hiệp hội Nhân quyền quốc tế (ISHR) cho rằng việc soạn thảo một điều luật 88 mơ hồ và việc áp dụng điều 88 một cách tùy tiện là một sự cố ý, cố ý tạo ra một sự sợ hãi thường trực và không thể xác định được một cách rõ rệt. Chính sự sợ hãi này đã bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận trên tất cả các lãnh vực từ báo chí, thông tin, truyền thông, internet, đến tư tưởng, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, nghiên cứu, giảng dạy ở Việt Nam chứ không phải chỉ trong lãnh vực chính trị và xã hội.

Chính vì vậy mà chúng ta thấy trong danh sách của bản kêu gọi bỏ điều 88 BLHS và Nghị định 38 vào ngày 25/12/2012 vừa qua đã có chữ ký của những đại diện rất có uy tín trên tất cả những lãnh vực này. ISHR cho rằng những trí thức này đang thực sự lo sợ khi thấy những phản biện và kiến nghị hợp pháp về chính sách, bộ máy cầm quyền có thể dẫn đến việc truy tố họ. Việc họ lên tiếng tập thể sẽ nhắc nhở chính quyền Việt Nam nên rà soát lại những điều luật lỗi thời – nhất là những điều luật hình sự trong chương “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia“.

RFI : Việt Nam bị quốc tế chỉ trích về Điều 88. Vậy Điều 88 có vi phạm quyền tự do ngôn luận theo luật quốc tế không ?

Vũ Quốc Dụng : Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) cho nên mọi người Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới chờ đợi chính quyền Việt Nam thành tâm và hoàn toàn tuân thủ những điều khoản ghi trong đó, kể cả điều 19 về tự do ngôn luận. Liên Hiệp Quốc và các cơ chế của nó như Ủy ban Nhân quyền là uỷ ban đảm nhiệm việc giám sát thi hành ICCPR cũng như Hội đồng Nhân quyền đã có vô số văn bản để giải thích điều này. Cho nên việc tìm hiểu cho rõ và áp dụng cho đúng không phải là khó.

Chúng tôi xin tóm tắt những vi phạm của điều 88. Trước hết theo luật quốc tế, quyền tự do ngôn luận gồm có 2 quyền: thứ nhất là quyền tự do có quan điểm riêng và thứ hai là quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình. Xin lấy thí dụ chị Phạm Thanh Nghiên bị bắt khi đang ngồi trong nhà riêng và cầm trong tay một tấm giấy ghi chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Phản đối công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng.” Xin nhấn mạnh là biên bản bắt chị Nghiên ghi rõ chị bị bắt vì cầm giấy ngồi trong nhà. Chị Bùi Thị Minh Hằng bị bắt đưa đi cải tạo vì đã đội nón lá và quàng khăn ghi chữ “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” ra đứng trước Nhà thờ. Hai chị đã bị xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do có quan điểm, mà theo luật quốc tế, là một nhân quyền tuyệt đối, nghĩa là một nhân quyền không thể bị giới hạn hay xâm phạm trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Về quyền bày tỏ quan điểm thì điều 19 của ICCPR bao gồm quyền tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại thông tin trong khi điều 88 thì cấm tuyên truyền, làm ra, tàng trữ, lưu hành tài liệu chống Nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là ai, bị thiệt hại quyền lợi gì thì đến giờ cũng không ai rõ. Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ yêu cầu được đối chất với đại diện Nhà nước, là người bị xem là bị hại trong vụ án của ông, nhưng không được. Công an Việt Nam bắt cả những người nhận được bài từ một địa chỉ email không quen biết, buộc tội cả những bài viết chưa phổ biến tìm thấy trên máy tính, và thường xuyên dẫn chứng bằng những bài viết và bài phỏng vấn trên các cơ quan truyền thông có uy tín quốc tế.

Điều 88 đi ngược hoàn toàn với tinh thần của điều 19 của bản ICCPR và quyền tự do ngôn luận được diễn giải rất rõ trong các bình luận luật học của Uỷ Ban Nhân quyền LHQ. Việc giam giữ công dân Việt Nam theo điều 88 đã nhiều lần bị các cơ quan LHQ lên án, cụ thể, Cao ủy Nhân quyền LHQ và Tổ Công tác về Giam giữ Tùy Tiện của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã phải nhiều lần can thiệp trong năm qua. Ngay cả Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Ngôn luận của LHQ cũng không được sang thăm Việt Nam mặc dù đã có yêu cầu từ năm 2002.

Tôi còn nhớ trong đợt Cứu xét Báo cáo Định kỳ toàn Thế giới về Nhân quyền hồi năm 2009, đề tài vi phạm quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam là đề tài bị nhiều quốc gia phê bình nhất. Chúng ta cần biết rằng Điều 88 ra đời năm 1999, nghĩa là, 17 năm sau khi Việt Nam gia nhập ICCPR. Tại sao lúc đó – năm 1999 – và ngay cả đến bây giờ điều 88 không chịu thích ứng với điều ước quốc tế này cho thấy Việt Nam không nội luật hóa những cam kết quốc tế và rõ ràng không thực tâm thi hành những cam kết.

RFI : Lý do an ninh quốc gia thường được chính quyền Việt Nam đưa ra để giới hạn quyền tự do ngôn luận. Vậy lý do này có xác đáng không ?

Vũ Quốc Dụng : Chính luật quốc tế cũng không quan niệm rằng quyền tự do cá nhân phải tuyệt đối nên điều 19 của ICCPR cũng có đặt ra những giới hạn. Nhưng những giới hạn này phải hợp lý để không làm triệt tiêu chính cái quyền tự do ngôn luận. Luật quốc tế biết rằng việc giới hạn rất dễ bị lợi dụng và lạm dụng nên đã đưa ra những qui định rất chặt chẽ.

Như đã trình bày ở trên, điều 19 của ICCPR không cho phép giới hạn quyền tự do có quan điểm vì nó là một quyền tuyệt đối. Đối với quyền bày tỏ quan điểm thì điều 19 cho phép giới hạn để bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng bắt phải ra luật đặc biệt thích ứng với hoàn cảnh ngoại lệ này. Trước hết luật quốc tế hiểu “nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia” là khi có xảy ra tình trạng khẩn trương thực sự đe dọa sinh mạng toàn quốc gia và Nhà nước chính thức công bố tình trạng khẩn trương này. Thứ đến, trong đạo luật liên quan, mục đích của việc giới hạn phải được định nghĩa rõ ràng, những biện pháp đưa ra phải liên quan trực tiếp đến mục đích và mức độ của những biện pháp phải có chừng mực tương xứng với mục đích nêu ra.

Điều 88 không thỏa mãn những điều kiện kể trên. Việt Nam đã có hòa bình trong bao năm nay và chưa bao giờ ban bố tình trạng khẩn trương vì quốc gia bị đe dọa toàn diện. Cho nên phải hiểu là cụm từ “an ninh quốc gia” được dùng trong BLHS chỉ là sự an toàn của chế độ cộng sản đương quyền và do đó không phải là trường hợp để áp dụng những giới hạn theo khoản 3 của điều 19 ICCPR.

Có một bài trước đây trên tờ Quân Đội Nhân Dân cũng nêu ra quyền tự quyết về chính trị theo ICCPR để biện minh rằng chế độ chính trị hiện nay cần được bảo vệ. Trong luât quốc tế quyền tự quyết dân tộc liên quan đến tư cách chính trị trên trường quốc tế của một quốc gia, nghĩa là 1 trong 3 tư cách: Độc lập, bị đô hộ hay bị bảo hộ; chứ không liên quan đến thể chế chính trị của một nước. Việc mạo xưng quyền tự quyết dẫn đến hiểu lầm cho rằng chính quyền có toàn quyền xử lý người dân và không cho bất cứ quốc gia nào can thiệp vào.

RFI : Quyền công dân và nghĩa vụ công dân được hiểu thế nào trong quan niệm nhân quyền ?

Vũ Quốc Dụng : Quyền công dân là quyền của những người có quốc tịch của một quốc gia và được Hiến pháp và luật pháp nước đó bảo vệ. Nhân quyền là quyền của con người, vì họ là người, có giá trị đối với mọi người ở mọi nơi trên thế giới, và được luật pháp quốc tế định nghĩa và bảo vệ. Nói chung quyền công dân không được phép mâu thuẫn với nhân quyền phổ quát. Nếu có mâu thuẫn hay khác biệt thì có thể xảy ra tình trạng vi phạm nhân quyền.

Trong trường hợp này, nếu quốc gia đó là thành viên của một công ước quốc tế thì cơ chế giám sát của công ước này sẽ xem xét trường hợp vi phạm. Nếu không tham gia bất cứ công ước nào và vụ vi phạm nhân quyền là nghiêm trọng thì Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế của nó vẫn tiến hành xem xét. Cho nên không thể tách quyền công dân ra khỏi nhân quyền được và một quốc gia không thể tùy tiện mà xử lý công dân của mình được. Lý luận cho rằng mỗi nước có quyền xét xử công dân phạm pháp của mình theo luật riêng là đúng, nếu luật và việc xét xử không vi phạm luật nhân quyền quốc tế, và là sai nếu vi phạm luật nhân quyền quốc tế.

Trong tinh thần đó, điều 29 của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, đưa ra trách nhiệm hỗ tương giữa công dân và Nhà nước. Theo đó, người công dân phải có nghĩa vụ đối với “cái cộng đồng mà chỉ trong đó họ mới có thể phát triển một cách toàn vẹn tự do và nhân cách của mình“ trong những giới hạn chính đáng của một xã hội dân chủ. Cho nên ở đây vấn đề nghĩa vụ công dân chỉ đặt ra khi nhà nước cũng phải hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm đầy đủ các nhân quyền cho công dân.

Nói chung, những bài báo viết về nhân quyền trên tờ Quân Đội Nhân Dân thường có cố tình cắt xén chỗ này, lắp ghép khái niệm chỗ kia để biện hộ cho lập trường nhân quyền cá biệt của Việt Nam. Việc làm này sẽ làm cho người dân Việt Nam hiểu sai luật nhân quyền quốc tế và càng làm cho Việt Nam khó hội nhập với quốc tế về mặt nhân quyền.

TAGS: NHÂN QUYỀN – PHỎNG VẤN – VIỆT NAM – XÃ HỘI

 

 

 

 

 

        THE TRUTH – JUSTICE – LOVE

 

 

 

 

 

 

Dominhtuyen

 

International Studies and the comments from the experts at home and abroad in the field of human rights that Article 88 of the Criminal Procedure Code of the Socialist Republic of Viet Nam and the interpretation and operation of a arbitrary unreasonably vague about saying on not only completely contrary to the commitment of the Government of Vietnam for International related to human rights, but also a great challenge to the International Community fact, for the moral conscience of the people and for the whole human world progress. True said Vu Quoc Dung, general secretary of the Association of International Human Rights (ISHR) most of the arrests and prison sentences for the Democratic activist and dissident voices in country contained hidden of Article 88 of “propagating against the regime” paradoxical above.

 

In fact, in Vietnam no one carry ideology or propaganda activities against the State, against the regime. In fact, all the things that people do for so long completely comes from the heart for the sake Community, National and Ethnic Minorities interests. People not against the regime, not against the State, but only propaganda against any wrongful act of the State leaders, who for personal gain went against the interests of the people and are heart trampled on the interests of the nation. Therefore, the leaders of the Communist Party and the State government Vietnam again and again to find ways to protect and cover up their misconduct, even citing the very reasons vague national security, even slanderous, fabricated and deliberately false information to draw sympathy from the public people to excuse, justify their misconduct in the management executive management and country.

 

At present, not only the people of the country do not agree with the wrong behavior and inhuman from the communist government of Vietnam that even the International Community is increasingly expressed dissatisfaction than before unruly behavior of the Vietnamese communist authorities to peaceful protest voices of the people after a series of arrests and convictions wrong recently as in the case Blogger Dieu Cay, Blogger Ta Phong Tan, two patriotic musicians  Viet Khang and Tran Vu Anh Binh, the patriotic young female student Phuong Uyen and 14 Catholic Youth patriotism of the diocese of Vinh Vietnamese Redemptorist ….. and so many other cases wrong more. The majority of arrests and convictions for the above cases are serious violations of the law and procedural law. And the only thing that people can see is more repression, and prohibiting, the resistance from people is increasing. This suggests that, in prison, arrested, imprisoned, or even the use of violence from the government can not suppress the desire smoldering capital Liberal Democrats in the hearts of the people so long. It is time for the Vietnamese communist authorities need to review yourself and, above all, to immediately cancel the unreasonable provisions in Article 88 and other provisions inadequate and full of adversity similar reasons in the Criminal Code of the Socialist Republic of Vietnam.

 

 

 

 

News

 

 

 

 

Article 88 of the Vietnamese Penal Code: “Intentionally creating a permanent fear”

 

 

 

Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (DR)

 

Vietnamese Penal Code (DR)

 

 

Tú Anh

 

 

Vietnamese intellectuals at home and abroad to collect signatures calling for cancellation of article 88 of the Penal Code. Army newspaper on 13/01/2013 this is a conspiracy to remove regime by peaceful evolution. According to this argument, the United Nations Convention recognizes the right of citizens “protected mode” and higher human rights. RFI questions to Secretary-General of the International Association for Human Rights (ISHR) Vu Quoc Dung from Frankfurt, Germany.

 

 

Vũ Quốc Dụng, Tổng thư ký Hiệp hội Quốc tế Nhân quyền

16/01/2013

 

 

Mr.Vu Quoc Dung, Secretary General of the International Association of Human Rights

 

16/01/2013

 

Listen (9:33)

 

 

 

 

 

RFI: The Vietnamese intellectuals that Article 88 ‘stifling freedom of speech “and” dangerous for “, ISHR assess the elite like?

 

Vu Quoc Dung: Article 88 ‘Conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” belongs to the chapter” The trespassing national security” of the Vietnam Penal Code (PC) is a tool of oppression political rather than a normal law. We have much evidence for this. First of all the words and the function of this book is very vague and not law in Vietnam for a thorough explanation.

 

Even lawyers in Vietnam and was arrested for the alleged violation of article 88. U.S. graduate lawyer Le Cong Dinh, Dr. French lawyer Cu Huy Ha Vu, a lawyer graduated in Vietnam Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan, Le Tran Law and the new good career as AnhBaSg Phan Thanh Hai and Ta Phong Tan could not understand Article 88.

 

This ambiguity makes the police, procuracy and the courts free to interpret arbitrarily to arrest and conviction. More than a hundred political prisoners in Vietnam today have more or less involved allegations of propaganda against the state. In the conclusion of the investigation, indictment and judgment of them we see always see hidden 88. The user charges to eventually sentenced them is another matter, but obviously they were not guilty with opposing views with the Communist regime in Vietnam. So it is 88 – that many cartoons has drawn two handcuffs No 8 locking lips Vietnamese – as a blade of Damocles hanging over everyone.

 

The arbitrary application of Article 88 that they did not know it would be rising and down time. Arrest them or treat them at the right of the police. International Association for Human Rights (ISHR) said that the draft a vague law 88 and the application of Article 88 of arbitrarily is a deliberate, intentional create a permanent fear and can not determine is an obvious way. It is this fear that stifle freedom of speech in all areas of media, information, media, internet, thought, religion, art, science, research and teaching in Vietnam, not only in politics and society.

 

So we see in the list of calling out 88 of the Penal Code and Decree 38 on 25/12/2012 recently signed by the representative very prestigious in all these areas . ISHR that these intellectuals are really afraid to see the legal judgment and recommendations on policy, the ruling apparatus may lead to their prosecution. Their collective voice will remind the government of Vietnam should revise outdated rules – especially the criminal law in the chapter “The offense of violating national security.”

 

RFI: Vietnam international criticism of Article 88. So Article 88 violation of the right to freedom of expression under international law?

 

Vu Quoc Dung: Vietnam has signed the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) so everybody Vietnam and other nations in the world waiting for the Vietnamese government at the center and completely comply with the terms stated in it, including Article 19 on freedom of speech. United Nations and its mechanisms such as the Human Rights Committee is the committee responsible for monitoring the implementation of the ICCPR, as well as the Human Rights Council had loads of text to explain this. So finding clearly understood and applied correctly is not difficult.

 

We summarize the violation of Article 88. First, under international law, the right to freedom of expression includes two rights: the first is the freedom of the individual and the second is the right to freely express their views. Please take the example Pham Thanh was arrested while sitting in his home and in his hand a piece of paper write the word “Hoang Sa and Truong Sa of Vietnam, diplomatic protest sale of Pham Van Dong.” Please click strong records began her study indicate she was arrested for holding paper sitting indoors. Bui Thi Minh Hang was arrested sent to a leaf for a hat and scarf are labeled “Hoang Sa, Truong Sa – Vietnam” in front of the church. The two sisters have been a serious infringement of the right to freedom of opinion, that under international law, is an absolute human rights, that is, a human rights can not be restricted or violated in any circumstances.

 

About the right to express their opinion, Article 19 of the ICCPR includes the right to seek, receive and disseminate all kinds of information while Article 88 prohibits propaganda, make, store, and distribute documents against the State of Vietnam . State of Vietnam is, what damage the interests, now is not clear. Dr. Cu Huy Ha Vu law requires confrontation with representatives of the State, is considered a victim in his case, but was not. Vietnamese police arrested those received from an unknown email address, accusing popular articles not found on the computer, and frequently cited by the articles and interviews on the media agencies with an international reputation.

 

Article 88 goes completely contrary with the spirit of Article 19 of the ICCPR and the right to freedom of expression is interpreted very clearly in the comment jurisprudence of the UN Human Rights Commission. Vietnam detention of citizens under Article 88 has been repeatedly condemned by the UN agencies, in particular, the UN High Commissioner for Human Rights and the Working Group on Arbitrary Detention of the UN Human Rights Council had to repeatedly intervene in the past year. Even the Special Rapporteur on Freedom of Speech of the UN not to visit Vietnam despite requests from 2002.

 

I remember during the consideration Periodic Report on Human Rights in 2009, the subject of violations of freedom of expression in Vietnam is subject to be many countries most critics. We need to know that Article 88 was born in 1999, that is, 17 years after Vietnam’s accession to the ICCPR. Why then – in 1999 – and even now 88 not adapt to international treaties that Vietnam not legislated commitments to international and obviously do not care to implement the commitments .

 

RFI: Why national security is often the Vietnamese government put in place to limit freedom of speech. So why this plausible?

 

Vu Quoc Dung: The international law nor the notion that absolute freedom of individuals to Article 19 of the ICCPR also set limits. But these limits must be reasonable so as not to suppress the freedom of speech. International law that the limits are vulnerable to exploitation and abuse should have made very strict rules.

 

As stated above, Article 19 of the ICCPR does not allow limited freedom of opinion because it is an absolute right. For the right to express their opinion, Article 19 allows restrictions to protect national security, but forced out special rules to adapt to circumstances exception. First international law understand “the need to protect national security” is when there happens to be a state of emergency is really life-threatening the rest of the nation and the State officially announced a state of emergency. Second, in the relevant legislation, the purpose of the limitation must be clearly defined, the measures taken must be directly related to the purpose and extent of the measures must be commensurate with the extent destination yet.

 

Article 88 does not satisfy the above conditions. Vietnam has had peace for many years now and has never declared a state of emergency because of comprehensive national threat. Should be understood that the term “national security” is used in the Penal Code is the safety of the ruling regime and therefore is not the case for the application of the limitation under paragraph 3 of Article 19 of the ICCPR .

 

There is a previous post in The Army also raised political autonomy under the ICCPR to justify that the current political regime in need of protection. In international law the right to national self-determination related to political status in the international arena of a country, that is, 1 in 3 ways: Independence, colonial or protectorate;, not related to the political institutions of a country. The appearance of claiming the right to self-determination leading to the misunderstanding that the government reserves the right to handle people and not for any country to interfere.

 

RFI: Civil rights and obligations of the citizens to understand how the concept of human rights?

 

Vu Quoc Dung: Civil rights are the rights of those who have the nationality of a country and the Constitution and laws of that protection. Human rights are human rights, because they are valuable to everyone everywhere in the world, and the international legal definition and protection. General rights of citizens are not allowed to conflict with universal human rights. If there is a conflict or difference possible human rights violations.

 

In this case, if the country is a member of an international convention, the monitoring mechanism of the Convention will consider the case of violations. If you do not participate in any conventions and serious human rights abuses, Human Rights Council and its mechanisms still conduct a review. For civil rights should not be separated from human rights and a nation can not arbitrarily which handles its citizens. Argue that every country has criminal jurisdiction over citizens of its own law is true, if the law and the trial does not violate international human rights law, and wrong if they violate international human rights law.

 

In this regard, Article 29 of the International Declaration of Human Rights, to the mutual obligation between citizens and the State. Accordingly, citizens have obligations to “the community in which they can develop freely integrity and his personality” of the legitimate limits of a democratic society . So here the problem civic obligations set only when the state must also fully complete the task of ensuring the human rights of citizens.

 

In general, the article written about human rights in the Army often deliberately undercut this site, assembly concept and there to advocate for individual human rights stance of Vietnam. Doing this will make Vietnamese people misunderstand the international human rights law and more difficult for Vietnam to integrate with international human rights.

 

 

TAGS: HUMAN RIGHTS – INTERVIEW – VIETNAM – SOCIAL

 

Categories: Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Điều hướng bài viết

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.