Mùa xuân Ả rập’ và Mùa xuân Myanmar…….Sự lựa chọn thiết thực nào cho chính quyền cộng sản Việt Nam? – Arab spring ‘and the Myanmar spring ……. Which practical will be choice for the Vietnamese communist government?


        SỰ THẬT – CÔNG LÝ – TÌNH YÊU

Dominhtuyen

Bài viết hiếm hoi mang chủ đề khá nhạy cảm của tác giả Hồng Ngọc được đăng tải trên trang Vietnam Net ngày hôm nay 02-01-2013 đã thật sự để lại trong lòng người dân Việt Nam những ấn tượng sâu sắc và biết bao trăn trở trong giai đoạn Xã hội và Đất nước Việt Nam hiện nay đối mặt với những xáo trộn và đầy bất ổn về mọi mặt bao gồm cả an toàn trật tự Xã hội, Kinh tế và Chính trị. Đặc biệt là đối với hiểm họa mất nước đang cận kề và ngày càng trở nên nóng bỏng trước hàng loạt gây hấn ngang ngược và phi lý cùng với tham vọng bành trướng lảnh thổ và lãnh hải của Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc mà Việt Nam chính là mục tiêu trọng tâm và gần gũi hơn cả trong kế hoạch bành trướng đầy tham vọng nói trên mà tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh đã và đang thực hiện.

Đúng như những gì đã được mô tả trong bài viết ngày hôm nay, thì cho dù là Mùa xuân Ả Rập hay Mùa xuân Myanmar đi chăng nữa thì đây chính là sự lựa chọn duy nhất cho các Nhà lãnh đạo Độc tài và cũng là con đường rút lui hạ cánh an toàn nhất đối với họ sau tất cả những đau thương mất mát mà họ đã gieo rắc lên đầu người dân lành vô tội sau những năm tháng cầm quyền với chính sách cai trị độc tài độc đoán, những năm tháng quản lý và điều hành Đất nước bằng bạo lực, bằng sự sách nhiễu, bằng tra tấn đánh đập, bắt bớ và tù đày…..Những bài học xương máu và những kết cục đầy bi thảm tại các quốc gia độc tài như Irac, Tunisia, Libya, Syria….chính là sự nhắc nhở khách quan và thiết thực nhất đối với các Nhà lãnh đạo Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam. Hạ cánh an toàn trong danh dự như đối với Tổng thống Thein Sein của Myanmar, hoặc sẽ nhận kết cục đầy bi thảm như Nhà lãnh đạo độc tài Gaddafi của Libya đều hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn sáng suốt hay không sáng suốt của tập đoàn lãnh đạo Ba Đình Hà Nội hiện nay.

Trở lại vấn đề nhạy cảm của Chính trường Việt Nam ngày hôm nay, điều mà chúng ta tâm đắc nhất, mang ý nghĩa thực tế nhất và nhiều khả năng trở thành hiện thực trong một tương lai gần đây đó chính là lời nhắc nhở thiết thực và đầy giá trị khoảng 3 ngàn năm trước đó của Nhà Tư tưởng Chính Trị Khương Tử Nha rằng: Thiên hạ không của riêng ai, thiên hạ là của cả thiên hạ, chung lợi ích với thiên hạ thì được thiên hạ, đoạt lợi ích của thiên hạ thì mất thiên hạ… Vâng, đó chính là điều duy nhất mà các Nhà lãnh đạo Đảng và Chính quyền cộng sản Việt Nam cần phải ghi nhớ trong lòng trước khi đi đến quyết định lựa chọn một trong hai con đường bao gồm Mùa xuân Ả Rập và Mùa xuân Myanmar làm lối thoát cho mình sau những gì họ đã gây ra cho người dân Việt Nam kể từ sau khi lên nắm chính quyền cả hai miền Nam-Bắc của Việt Nam. Và điều tâm đắc thứ hai mà mọi người đều có thể cảm nhận được đó chính là lời nhận xét thực tế trong bài viết rằng: Ngày hôm nay, không cần phải thông thái như Khương Tử Nha, mọi người đều biết điều đó và các thể chế Dân chủ hiện nay của hầu hết các quốc gia trên thế giới đã buộc chính quyền phải chung lợi ích với thiên hạ thay vì tiếp tục chờ đợi sự tình nguyện của họ…..và riêng tại Việt Nam, thì cánh cửa Dân chủ vẫn tiếp tục bỏ ngõ và luôn mở rộng vòng tay thân thiện chào đón thiện chí của các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam.

Bản Tin


‘Mùa xuân Ả rập’ và Mùa xuân Myanmar

 12 0 12345

 Cùng thuộc về một làn sóng dân chủ hóa trên thế giới, nhưng “Mùa xuân Ả rập” để lại những vết thương sâu sắc chưa hứa hẹn ngày lành, thì Mùa xuân Myanmar cũng chính là quá trình làm lành vết thương của thời kỳ độc tài.

 

Mùa xuân bão táp ở Ả rập

Một loạt chế độ tại Ả rập – từng ưỡn ngực với sự “đặc thù” của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ – đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước.

…Trong Mùa xuân Ả rập, cựu Tổng thống Yemen Ali Saleh đã ra đi theo một cách êm ả nhất có thể: ông từ chức sau 33 năm cầm quyền và sang Mỹ đổi lại quyền miễn tố, để lại một Yemen kiệt quệ và đối mặt với các cuộc nổi dậy và nội chiến.

Hầu hết trong số đó đều tiếp tục nhiệm kỳ của mình sau các cuộc “bầu cử” không có ứng cử viên đối lập và chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu cực cao. Nhưng sự “tín nhiệm cao” đó không che giấu được những vấn đề trầm trọng của dân chúng và khối tài sản kếch xù của những nhà cầm quyền.

Và những cuộc nổi dậy của “Mùa xuân Ả rập” đã lột tả bản chất của sự “tín nhiệm cao” chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng.

Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào.

Cái giá mà đất nước họ phải trả còn lớn hơn thế. Là sự kiệt quệ của dân chúng do sự bòn rút của họ. Là sự hèn đụt và tính thụ động của dân chúng do sự đe dọa của họ. Là sự khủng hoảng lòng tin và đạo đức của dân chúng, do sự cai trị vô đạo đức và chia rẽ dân chúng của họ. Và cuộc nổi dậy như một vết thương được làm loét thêm, do tâm lý trả thù không chỉ nhằm vào nhà độc tài mà còn hướng cả vào những người từng tham gia hệ thống ấy, và những người được lợi nhờ hệ thống ấy, tạo ra một xã hội bị chia rẽ.

Mùa xuân ấm áp với Myanmar

Myanmar, giành độc lập năm 1948, bị hết thống tướng này đến thống tướng khác cai trị sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962. Trong ngôn ngữ của chính trị học, đó là chế độ Qủa đầu (độc tài nhóm), một hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân.

Dù tinh vi tới đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài đều là cai trị đất nước để phục vụ cho quyền lợi của những kẻ cai trị, thay vì để phụng sự nhân dân và đất nước. Đó là nguyên nhân Myanmar từ vị thế là một đất nước phát triển hàng đầu châu Á đầu thập kỷ 1960 đã tụt hậu và kiệt quệ thành một nước lạc hậu nhất ở Đông Nam Á những năm qua.

Đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào cường quốc láng giềng, giới lãnh đạo Myanmar đã có những thay đổi kịp thời và ngoạn mục.

Cuộc bầu cử dân sự năm 2010 tưởng như chỉ là mang tính hình thức để hợp thức hóa sự cai trị của những tướng lĩnh cũ, mà Tổng thống được bầu vào Mùa xuân 2011 Thein Sein nằm trong số này. Lần đầu tiên nắm quyền cao nhất ở Myanmar, vị tướng cũ đã từ bỏ đường lối cai trị độc tài, bằng cách chấm dứt những dự án của cường quốc láng giềng gây nguy hại cho Myanmar, công nhận đảng đối lập và tổ chức cuộc bầu cử bổ sung tự do vào Mùa xuân 2012, phóng thích hàng loạt tù nhân lương tâm, và cho phép tự do báo chí.

Myanmar còn có một nhân vật vĩ đại nữa làm biểu tượng cho quá trình dân chủ hóa: Aung San Suu Kyi, người đã để lại gia đình của mình ở nước Anh để trở về nước vận động dân chủ năm 1988 bất chấp bị đàn áp, đe dọa, bắt bớ, cấm tranh cử, rồi bị giam lỏng trong thời gian bầu cử năm 1990. Kết quả: bà chiến thắng áp đảo cùng Đảng của mình (82% số phiếu) nhưng bị từ chối chuyển giao quyền lực và tiếp tục bị giam lỏng, và bà từ chối rời khỏi đất nước để tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân chủ. Ngày đó đã đến như mong mỏi của bà và nhân dân Myanmar, cho dù Đảng của bà chỉ tranh cử ở cuộc bầu cử bổ sung 45/664 ghế.

Một người từ bỏ quyền lực độc tài để đưa đất nước đến với dân chủ, và ca ngợi đối thủ từng bị phe mình giam giữ. Một người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ nhưng chấp nhận sự cai trị của chính phe phái từng tước đoạt quyền lực của mình, thậm chí vận động quốc tế xóa bỏ cấm vận với chính quyền đương nhiệm, để tìm kiếm sự khởi đầu mới cho quá trình dân chủ hóa đất nước. Qúa trình dân chủ hóa của Myanmar, nhờ vậy, đồng thời là quá trình hòa giải dân tộc, giúp Myanmar không chỉ giữ được hòa bình mà còn giảm nguy cơ bị chia rẽ.

Đó là lý do cả hai được xếp hàng đầu trong danh sách 100 nhà tư tưởng của thế giới năm 2012 do Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) lựa chọn. Riêng Thein Sein được tờ Straits Time (Singapore) bình chọn là Nhân vật châu Á của năm 2012. Vì từ bỏ độc tài quyền lực để trả quyền lực về cho nhân dân luôn là lựa chọn vô cùng khó khăn của mọi chế độ độc tài trong lịch sử.

Nhưng đó là lối thoát duy nhất cho một quốc gia muốn phát triển, và ngay lập tức đầu tư nước ngoài đã xếp hàng vào Myanmar. Và cũng là lối thoát duy nhất cho nhà độc tài để tránh bị xét xử hay bị giết hại khi dân chúng nổi dậy và trả thù, như đã diễn ra với “Mùa xuân Ả rập”.

Ba ngàn năm trước, nhà tư tưởng chính trị Khương Tử Nha đã thấu hiểu điều đó khi nhắc nhở Chu Văn Vương rằng: Thiên hạ không của riêng ai, thiên hạ là của cả thiên hạ, chung lợi ích với thiên hạ thì được thiên hạ, đoạt lợi ích của thiên hạ thì mất thiên hạ. Nhờ tư tưởng đó, nhà Chu tồn tại tới tám trăm năm, và là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất về tư tưởng, triết học, binh pháp, kỹ thuật của Trung Quốc cổ và trung đại.

Ngày nay, không cần phải thông thái như Khương Tử Nha cũng biết điều đó. Quá nửa quốc gia trên thế giới là những nền dân chủ, thể chế buộc chính quyền phải chung lợi ích với thiên hạ, thay vì chờ đợi chính quyền tự nguyện như triều đại nhà Chu. Nhờ thế, những quốc gia thịnh vượng nhất, văn minh nhất đều là những nền dân chủ.

 

  •  Hồng Ngọc

 

 

 

 

 

        THE TRUTH – JUSTICE – LOVE

 

 

 

 

 

 

Dominhtuyen

 

Posts themed rare sensitive of Hong Ngoc published author on Vietnam Net today 02-01-2013 has really left in the hearts of the Vietnamese people a deep impression and so much toss and turn before Social period and country Vietnam is facing turmoil and unstable in all aspects including safety and order of Society, Economy and Politics. Especially for the dehydration threat is near and becoming hot in front of a series of brazen aggression and irrational with ambition of expanding territory and territorial sea of the Chinese communist government which Vietnam is a central goal and closer to the ambitious expansion plan said above that the Beijing leadership groups has been made.

 

Just like what is described in this article today, even as the Arab Spring or Spring Myanmar matter, this is the only choice for the authoritarian leader and also is the the safest landing retreat for them after all the painful losses that they have spread up the head of innocent civilians after years of government with autocratic dictatorial rule policy, the years executive and management country by violence, harassment, torture, arrest and imprisonment ….. The lesson and the tragic outcomes in authoritarian countries such as Iraq, Tunisia, Libya, Syria … is a reminder of the most impartial and practical for the leader and the Communist Party of Vietnam. Landed safely in his honor as to President Thein Sein of Myanmar, or will receive tragic outcome as the dictator Gaddafi of Libya is fully dependent on the wise or unwise choice of Group leader Ba Dinh Ha Noi.

 

Back sensitive issue of the Vietnamese political market today, but our personal favorites, the most practical meaning and more likely to become a reality in a near future it is necessary reminder true and full value of around three thousand years earlier of Political Thought Khuong Tu Nha that: The world won’t belong to own one, the world of the whole world, sharing benefits with the world will be got the world, if rob benefits of the world will lose the world … Well, that’s the only thing that the leader of the Vietnamese Communist Party and the government have to remember in their heart before making of decision to choose one of two paths, including the Arab Spring and Myanmar Spring made their way out for what they have done to the people of Vietnam since they have controled for both of the South-North of Vietnam. And the second fully agree that everyone could feel it was the actual comment in the article that: On this day, do not need scholars as Khuong Tu Nha, everyone knows that and the Democratic institutions present in almost every country in the world has forced the government to share benefits with the world rather than continue to wait for their voluntary ….. and in Vietnam, the door of Democracy continues to leave it open and always with open arms welcoming the goodwill of the leaders of the Vietnamese Communist Party and government.

 

 

 

 

News

 

 

 

 

 

 

‘Arab Spring’ and the Myanmar Spring

12 0 12345

 

Belonging to a wave of democratization in the world, but the “Arab Spring” left deep wounds not promise the day to be well again, the Myanmar spring is also the healing process of the dictatorship period.

 

Arab spring storm

 

A series in Saudi regime – each walking with my chest with the “characteristics” of Islamic culture that reject democracy – the series came to an end. All fueled with only a fire in Tunisia two years ago.

 

… In the Arab Spring, the former President of Yemen Ali Saleh has gone as smoothly as possible: he resigned after 33 years in power and to the U.S. in exchange for Nonsuit, leaving Yemen exhausted and facing the insurgency and civil war.

 

Most of them continue his tenure after the “elections” has no opposition candidate and won with extremely high percentage of the vote. But the “high confidence” that does not hide the serious problem of public and hefty fortune of the authorities.

 

And the uprising of the “Arab Spring” has portrayed the nature of the “high trust” is the fear of the people, not because it is government of the people as the dictator remains himself.

 

But the rule of fear of the people also the smoldering indignation, and it will flare up when accumulating enough and a spark thrown at.

 

Country the price they pay is more than that. The impoverishment of the population due to their drain. Is the destruction cowardly and passive population due to their threat. Is a crisis of faith and morals of the people, by the unscrupulous rulers and divided its people. And rebellion as a wound is made more ulcers, psychological revenge not only against dictators but also the direction to those who participate in the system, and those who benefit from the system, creating a divided society.

 

Warm spring with Myanmar

 

Burma, gained independence in 1948, with all the other minister to the general rule after the 1962 military coup. In the language of political science, which is the mode outputs (independent of group), a more sophisticated form of personal dictatorship.

 

 

 

 

Although sophisticated to where the essence of every dictatorship that ruled the country to serve the interests of the rulers, rather than to serve the people and country. That’s Myanmar from its position as a leading developing country in Asia early 1960s has lag and exhaustion, in a backward country in Southeast Asia over the years.

 

The risk of being dependent on the neighboring powers, the Myanmar leadership has changed in time and spectacular.

 

Civic election in 2010 seemed only superficial to legitimize the rule of the old generals, the president was elected in the spring 2011 Thein Sein among them. The first time the highest power in Myanmar, the former minister gave way dictatorship, by the end of the project’s powers cause harm to neighboring Myanmar, recognized opposition parties and held additional free elections in the spring of 2012, mass release of prisoners of conscience, and allow freedom of the press.

 

Myanmar is also a great character again as a metaphor for the process of democratization: Aung San Suu Kyi, who has left his family in England to return to the democratic movement in 1988 despite persecution , threatened, arrested, banned election, then arrest during elections in 1990. The result: her overwhelming victory and her party (82% of the vote), but refused to transfer power and continue to arrest, and she refused to leave the country to continue struggle for democracy . The day has come as people’s expectations of her and Myanmar, even if her party election in additional election 45/664 seats.

 

A person giving dictatorial power to lead the country to democracy, and praised his opponent each side held. A victory in democratic elections but to accept the rule of the factions ever deprived of his power, even eliminate international sanctions campaign with the incumbent government, to find the start new beginning for the process of democratization of the country. The democratization process of Myanmar, so that, at the same time is the process of national reconciliation, to help Myanmar not only keep the peace but also reduces the risk of separation.

 

That is why both are ranked first in the list of 100 thinkers of the world in 2012 by Foreign Policy Magazine (U.S.) option. Thein Sein Own The Straits Times (Singapore) voted Asia’s character in 2012. So give dictatorial powers to return power to the people is always a very difficult choice of every dictatorship in history.

 

But that is the only way out for a country to develop, foreign investment and immediately queued in Myanmar. And also the only way out for the dictator to avoid trial or were killed when the people revolt and revenge, as happened with the “Arab Spring”.

 

Three thousand years ago, Khuong Tu Nha political thinkers have understood it when prompted Chu Van Vuong that: The world will not belong to own one, the world of the whole world, sharing benefits with the world will be got the world, rob the interests of the world will lose of the world. With that thought, the Zhou Dynasty lasted eight hundred years, and is the most brilliant period of development of thought, philosophy, military law, ancient Chinese techniques and Middle.

 

Today, do not need scholars as Khuong Tu Nha know that. More than half of the countries in the world are democracies, institutions, forcing authorities to share benefits with the world, rather than waiting for the voluntary administration as the Zhou Dynasty. Thus, the most prosperous countries, are the most civilized democracies.

 

Hong Ngoc

 

Categories: Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Điều hướng bài viết

Bình luận về bài viết này

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.