Việt Nam đàn áp Internet và quyền tự do phát biểu – Vietnam Cracks Down On The Internet And Free Expression


        Nỗi lo sợ hàng đầu của chính quyền cộng sản Việt Nam dẫn đến hành động
        đàn áp các Bloggers, các Nhà báo, các nhà Bất đồng chính kiến và các nhà
        hoạt động trí thức trẻ Công giáo, cũng như ra sức bưng bít mọi thông tin trong
        nước bằng cách kiểm soát Internet và quyền tự do Ngôn luận của người dân.
             SỰ THẬT – CÔNG LÝ – TÌNH YÊU
Dominhtuyen
Thế giới đang bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng gia tăng sách nhiễu và đàn áp các tiếng nói phản kháng ôn hòa trong nước bằng nhiều thủ đoạn và hình thức khác nhau bao gồm các Nhà báo, Nhà văn, Bloggers, các Nhà hoạt động Dân chủ và giới trí thức trẻ Công giáo….. Theo báo cáo từ các Tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế và đại diện các chính phủ trong đó có Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì trong năm qua có đến 33 bloggers và 9 Nhà báo đã bị chính quyền nhà nước cộng sản Việt Nam bỏ tù chỉ vì dám bày tỏ chính kiến của họ một cách ôn hòa. Tại Việt Nam, chính quyền dưới sự cai trị độc đảng đã không chấp nhận và không cho phép bất kỳ người dân nào có ý định góp ý, tuyên truyền, hay bày tỏ ý kiến chống đối liên quan đến các vụ việc nhạy cảm như tham nhũng, vi phạm Nhân quyền, Tự do Tôn giáo…mặc dù trên lý thuyết và trong những báo cáo trước Liên Hiệp Quốc rằng chính phủ Việt Nam luôn tôn trọng mọi quyền cơ bản của người dân !!!

Trước xu hướng Dân Chủ hóa Toàn Cầu và sau hàng loạt các vụ chính biến lật đổ các chính quyền độc tài nổ ra tại các nước thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi, chính quyền Hà Nội đã tỏ ra lo sợ sự lây lan ảnh hưởng từ các cuộc cách mạng mang tên ” Mùa xuân Ả Rập” có thể tiếp diễn và bùng nổ tại Việt Nam nhất là trong giai đoạn hiện nay ngày càng nhiều vụ việc xảy ra liên quan đến khiếu kiện đất đai của người dân trên phạm vi cả nước  và trong một thời gian dài mà không được chính quyền các cấp quan tâm hay giải quyết thỏa đáng. Ngày càng có nhiều ý kiến phản đối và chỉ trích chính phủ trên các trang mạng công cộng, các trang blogs cá nhân và website dẫn đến việc gia tăng kiểm soát cũng như sách nhiễu và đàn áp bắt bớ phần lớn tập trung vào các thành phần Bloggers được cho là nơi tập trung những tiếng nói phản biện
đối với chính phủ nhiều nhất và mạnh mẽ nhất.

Tình trạng các Blogges, và một số nhà trí thức trẻ Công giáo bị bắt giữ một cách mờ ám, tùy tiện và không qua các quy định cần thiết của pháp luật đã gây ra sự bức xúc trong dư luận người dân và lo ngại từ phía cộng đồng Quốc tế. Trong số hàng chục Bloggers hiện đang bị chính quyền giam giữ thì trường hợp của anh Nguyễn Văn Hải, Nickname”  Điếu Cầy ” và là thành viên của câu lạc bộ các Nhà Báo tự do là trường hợp vi phạm nghiêm trọng và đau lòng nhất. Đã hơn 16 tháng qua tính từ ngày anh hết hạn tù lần đầu vào cuối tháng 10 năm 2010 cho đến nay anh vẫn không được trả tự do và việc giam giữ tiếp tục theo tội danh cáo buộc khác từ phía chính quyền đã không được tiến hành thông qua bất kỳ quy định nào của pháp luật. Điều nghiêm trọng nhất là ngay chính đến tình trạng hiện nay của anh, sức khỏe ra sao? còn sống hay đã chết và chính xác hiện đang bị giam giữ ở đâu cũng không một ai hay biết bao gồm cả vợ con và thân nhân gia đình của anh trong lúc có thông tin rằng anh đã bị mất tay trong trại giam.

Bản Tin

Việt Nam Cập nhật Thứ Sáu, 24 tháng 2 2012RSS Feeds RSS

 Thứ Sáu, 24 tháng 2 2012

Việt Nam đàn áp Internet và quyền tự do phát biểu

Trang tiếng Anh của đài VOA vừa đăng một bài blog của tác giả Doug Bernard nói về hiện tượng viết blog ở Việt Nam. Chúng tôi xin chuyển ngữ bài blog này để quý thính giả cùng thưởng lãm

Doug Bernard | Washington DC

  • E-mail
  • In
  • Ý kiến
Blogger Điếu Cày

Blogger Điếu Cày

Điếu Cày biết rõ những rủi ro và phần thưởng khi viết blog ở Việt Nam. Về mặt rủi ro, ông đã bị ra tù vào khám nhiều lần trong 5 năm qua, và nay lại bị bắt giữ một lần nữa.

Còn về phần thưởng? Ông vẫn là nhân vật nổi tiếng nhất trên mạng ở trong nước.

Điều Cày là bút hiệu của ông Nguyễn văn Hải, người bắt đầu viết blog vào năm 2007, đúng vào lúc Internet bắt đầu phổ biến nhanh khắp nước.

Bất bình về các chính sách của Trung Quốc ở Tây Tạng và quần đảo Trường Sa, ông bắt đầu dùng blog của mình – trang blog này không còn xem được nữa – để tổ chức phản đối cuộc rước đuốc Olympic đến Bắc Kinh.

Blogger Điều Cày bắt đầu một cách âm thầm, nhưng chẳng bao lâu đã được nhiều người chú ý. Những người dân Việt Nam khác bất đồng về các chính sách của Trung Quốc, cũng bắt đầu phản đối cuộc rước đuốc. Còn những người khác thì bắt đầu lên tiếng trên mạng, có hứng để bắt đầu về sự kiện phân biệt đối xử tôn giáo ở Việt Nam, các vấn đề sở hữu ruộng đất, hay vấn đề tham nhũng tràn lan.

Chỉ trong vài tháng, những người bạn blog khác như Anh Ba SG tên thật là Phan Thanh Hải, và cựu đảng viên Cộng sản Tạ Phong Tần đã cùng với Điếu Cày lập Câu lạc bộ Ký giả Tự do. Số người xem blog hàng tuần của họ tăng vọt.

 

Cựu đảng viên Cộng sản Tạ Phong Tần
Cựu đảng viên Cộng sản Tạ Phong Tần

Đó chính là lúc chính quyền có biện pháp. Cuối tháng 4 năm 2009, Điếu Cày bị bắt về tội gian lận thuế, một tội mà nhiều người cho là bịa đặt. Hai blogger kia cũng bị bắt về những tội khác nhau. Điếu Cày sau đó đã được tha và lại bắt đầu viết blog, và liên tục bị công an sách nhiễu. Tháng 10 năm 2010, ông lại bị công an bắt giữ, và sau đó không ai biết tung tích ông ở đây.

Về mặt công khai, thì ông bị quy tội vi phạm điều số 88 là Tuyên truyền chống phá nhà nước. Về mặt không công khai, nhiều người gọi đó một cách đơn giản là “số phận của người viết blog ở Việt Nam.”

“Vi phạm các quyền Tự do Dân chủ”

Điếu Cày không phải là người duy nhất đã gặp rắc rối với chính quyền Việt Nam. Chỉ trong vài tháng qua, có tới 9 nhà báo và 33 blogger bị bỏ tù trong chiến dịch đàn áp quy mô nhất từ trước tới nay, để trấn áp quyền tự do phát biểu trên mạng.

Dân biểu Frank Wolf, đại diện cho bang Virginia, nói:

“Thật là tệ hại, vô cùng tệ hại! Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã thất bại, đại sứ quán Mỹ không còn là một ốc đảo tự do nữa.”

Dân biểu Wolf lên án điều mà ông cho là thái độ thiếu quả quyết của chính phủ Tổng Thống Obama trong việc bênh vực nhân quyền và các quyền tự do.

Theo dân biểu Wolf, chính phủ Obama không mạnh mẽ lên tiếng bênh vực nhân quyền và các quyền tự do nên “một số quốc gia tin rằng chính phủ của ông không mấy quan tâm về các vấn đề đó, và cảm thấy họ có thể muốn làm gì thì làm”.

Một số người tin rằng có một lý do khác đã khiến chính phủ Việt Nam tăng cường chiến dịch đàn áp. Theo họ, động lực thúc đẩy Việt Nam tăng đàn áp không phải là vì có cơ hội làm việc đó, mà vì sợ hãi.

Ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Human Rights Watch nhận định:

“Hà nội cảm thấy bị đe dọa vì các công dân Việt Nam gia tăng sử dụng mạng internet. Vì càng có nhiều thông tin tiếng Việt trên internet hơn, thì khả năng kiểm soát những gì người dân đọc và thấy, rõ ràng sẽ giảm sút.”

Bất kể lý do là gì, không ai nghi ngờ rằng con số người Việt Nam sử dụng internet đang bùng nổ. Hồi năm 2000, chưa tới 1% dân số truy cập được internet. 10 năm sau, con số ấy đã tăng vọt lên tới 27%, và có phần chắc sẽ tăng cao hơn nữa ngay tại thời điểm này.

Giới trẻ Việt Nam kéo nhau đông đảo vào các quán cà phê internet, và đua nhau mua các máy điện thoại thông minh mới nhất. Hơn 111 triệu điện thoại cầm tay đã được đăng ký tại một đất nước có dân số chỉ tới 86 triệu người.

Số lượng đông đảo người truy cập thông tin trên internet đã khiến cho con số những người theo dõi các tờ báo và chương trình phát thanh bị nhà nước kiểm soát sút giảm, và điều đó khiến Hà nội lo lắng.

Ông Robertson nói những gì xảy ra trong thế giới Ả rập đã gây rất nhiều quan tâm cho chính quyền Việt Nam. Họ lo ngại rằng nếu không chấn chỉnh lại vấn đề, tìm cách kiểm soát những gì được loan tải, và không kiểm soát một số blogger nổi bật, cũng như những người chia sẻ thông tin, thì tình hình theo cách nào đó có thể vuột ra khỏi tầm kiểm soát.

Đó là nguyên do sâu xa đưa đến chiến dịch đàn áp ngày càng mạnh của nhà nước Việt Nam nhắm vào một số nhân vật nổi bật đã phổ biến các ý kiến của họ mà chúng ta đã được chứng kiến, và chiến dịch sách nhiễu các nhà hoạt động tích cực.

Nhà nước Việt Nam không những chỉ ngăn chận các trang blog và trang web của họ, mà còn có những hành động sách nhiễu khác như cho cảnh sát đi ngang nhà, mời họ ra quán cà phê để gọi là “nói chuyện”, xông vào nhà họ rồi tịch thu các máy tính, cắt đường dây nối kết mạng của họ, bằng cách chấm dứt dịch vụ điện thoại của họ.

Nhưng dù là hành động vì lo sợ hay không, giới thẩm quyền Việt Nam rõ ràng đã giáng một đòn mạnh xuống các bloggers và các nhà hoạt động mạng nổi tiếng nhất. Ngoài những người bị bắt giữ, vô số những người khác bị theo dõi, buộc phải ngưng truy cập các trang mạng, hoặc bị tịch thu máy tính.

Nhà nước Việt Nam đã dùng một loạt luật lệ để cáo buộc các blogger vi phạm các luật này. Đạo luật phổ biến nhất là Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, nhưng ngoài điều 88 còn nhiều điều khoản khác, kể cả Điều 79 Bộ luật Hình sự, ghép tội âm mưu lật đổ chính quyền, hoặc điều khoản 258, mà trớ trêu thay lại mang tên là “Lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm hại quyền lợi quốc gia.”

Bất kể là bị tố cáo về tội gì, hình phạt rất nặng: đó là bản án tù giam từ 5 năm tới 8 năm.

“Chơi một trò chơi vừa dễ vừa khó.” 

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 32 tuổi, là một bà mẹ ở thành phố biển miền trung là Nha Trang. Bà lo ngại về một dự án khai mỏ bauxit ở gần đó, và đối tác Trung Quốc trong dự án này là Chinalco. Do đó vào năm 2009 bà đã bắt đầu viết blog về dự án này, chia sẻ tin tức và những lời đồn đại mà bà được nghe, sự chống đối dự án, và những gì mà những người khác nói về các dự án tương tự.

 

Blogger Mẹ Nấm và con sau ngày ra tù
Blogger Mẹ Nấm và con sau ngày ra tù

 

Bà Quỳnh biết rõ các mối nguy hiểm của việc viết blog ở Việt Nam, vì thế đã lấy bút hiệu là Mẹ Nấm. Mọi người đã ký tên vào một thư khiếu nại trên mạng và bà đã in những dòng chữ phản đối trên áo thung; cho đến đêm 2 tháng 9 năm 2009 khi 15công an viên tông cửa vào nhà và bắt bà đi.

Trong một email bà Quỳnh nói với đài VOA rằng lý do bà bị tù là ‘Lạm dụng quyền dân chủ, xâm hại quyền lợi quốc gia.”

Sau 10 ngày bị giam giữ và không bị truy tố, bà Quỳnh được thả nhưng bị cảnh cáo chớ nên tiếp tục viết blog. Bất chấp lời cảnh cáo, bà vẫn tiếp tục viết – đăng đàn những bất bình với chính phủ và các chính sách ruộng đất của nhà nước. Kể từ lúc đó, bà đã bị công an đóng chốt bên ngoài nhà, chủ nhà và sở làm của bà đã bị làm áp lực đuổi nhà và cho bà nghĩ việc, bạn bè của bà bị sách nhiễu và bà lại bị tù thêm một thời gian.

Mẹ Nấm nói bà cũng nhận thấy một sự gia tăng mức độ sách nhiễu nhắm vào bà và các bạn blog. Bà viết: “Ngoài Điều Cày và Anh Ba SG, nhiều blogger công giáo vẫn còn bị ở tù.”

Theo bà, họ đang cảnh cáo những người khác phải cẩn thận khi dùng blog để nói lên ý kiến về chính sách của đảng Cộng sản. Là một blogger người Việt Nam, dường như đó là một trò chơi vừa khó vừa dễ. Nếu chỉ viết về đời sống bình thường hàng ngày thì không sao. Tuy nhiên, bạn có thể bị bắt bất cứ lúc nào nếu đụng vào các lãnh vực nhậy cảm.

Bà nói bà vẫn tiếp tục viết bởi vì ít nhất nó đem lại cảm giác mình được tự do trong tâm tưởng. Và điều quan trọng nhất là mình sẽ cảm thấy không phải là con người nếu không được quyền tự do phát biểu ý kiến.

Bà Quỳnh hiện đang được tự do, nhưng thừa nhận rằng vào lúc cuộc trấn át đang diễn ra, bà có thể là người kế tiếp sẽ bị bỏ tù. Được hỏi tại sao Mẹ Nấm tiếp tục viết, bà chỉ nói là “Nếu mình không nói thì ai sẽ nói?”

Chiến đấu mà phần thua là chắc?

Ông Phil Robertson thuộc tổ chức Human Rights Watch nói rõ ràng là những người hoạt động thừa nhận rằng họ đang ở thế cùng và có thể bị các án tù dài hạn nếu họ cố gắng quá sức. Nhưng ông cho biết khi nói chuyện với họ, họ khẳng định rõ rằng họ không làm điều gì sái quấy, và nói đó là quyền của họ.

Thực vậy, họ có lý. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Dân quyền và quyền chính trị, trong đó điều 19 bảo đảm quyền được tự do phát biểu. Vì thế mà khi nói rằng, tôi không làm điều gì sái quấy, họ không lùi bước và chính phủ buộc phải tiếp tục tấn công các nhà hoạt động, theo đuổi và sách nhiễu họ, và cuối cùng tiếp tục bỏ tù họ.

Khi mới lên nhậm chức, Ngoại trưởng Hillary Clinton gọi quyền tự do phát biểu trên mạng là một quyền cơ bản của con người, và cam kết chính quyền của Tổng thống Obama sẽ làm mọi thứ để bãi bỏ “bức màn sắt kỹ thuật số” đang bao trùm lên nhiều quốc gia trên khắp thế giới.

Nhưng giới chỉ trích nói kể từ khi đó, đã không có mấy biện pháp được tiến hành để hỗ trợ, trong khi tình hình ở các nước như Việt Nam chỉ ngày càng tệ hại hơn.

 

Getty Images

Hands in Handcuffs

Dân biểu Frank Wolf than phiền rằng thời trước, mọi người đều theo cùng một con đường và đó là cách ủng hộ nhân quyền và quyền tự do trên khắp thế giới cho dù ở đâu. Nhưng bây giờ tình hình ngược hẳn lại.

Với tất cả những vấn đề về chính sách đối ngoại đang có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống năm nay, quyền tự do phát biểu trên mạng và việc ngược đãi các blogger Việt Nam có phần chắc không được xếp hạng cao. Nhưng nói thế không có nghĩa là không có hy vọng.

Giáo sư trường đại học Columbia Anne Nelson vừa đi Việt Nam đã ghi nhận các cảm tưởng như sau:

“Chúng ta không thể đánh giá thấp sự đau khổ, chưa kể sự khó chịu mà các vụ trấn át do công an mạng ở Việt Nam gây ra. Nhưng đồng thời, dường như họ cũng đang chiến đấu trong một cuộc chiến mà phần thua là chắc. Cử tọa truyền thông Việt Nam đang chuyển lên mạng một cách nhanh chóng, một phần vì họ liên tục học hỏi được các kỹ thuật mới để qua mặt nhà cầm quyền, và một phần bởi vì các cơ quan tin tức theo truyền thống của đảng Cộng sản đã không nắm giữ được độc giả và cơ sở quảng cáo.”

Cũng như tại nước láng giềng Trung Quốc, Việt Nam đang tìm cách làm cả hai thứ: Mở rộng truy cấp mạng và trang bị tương lai cho đất nước trong khi hạn chế những gì mà công dân mình có thể làm và nói trên mạng. Đó là một sự quân bình khó đạt được, và một kỹ thuật liên tục thay đổi

Trong khi chờ đợi, thì ở đâu đó tại Việt Nam, blogger Điếu Cày đang ngồi trong một phòng giam, chờ đợi số phận của mình.

 

Tin liên hệ

 

        The fear of the communist government of Vietnam led to action

        crackdown on bloggers, journalists, the Dissent and the active 

        young Catholic intellectuals, as well as tried to conceal all information

        in country by controlling the Internet and freedom of speech of the people.

   THE TRUTH – JUSTICE – LOVE

Dominhtuyen

The world is expressing deep concern before the rise of harassment and repression of peaceful dissent in the country with many tricks and different forms, including journalists, writers, bloggers, the House Democracy and active young Catholic intellectuals ….. According to a report from the International Human Rights Organizations and representatives of government including the U.S. State Department last year had 33 bloggers and 9 journalists was put imprison by state communist government of Vietnam only for daring to express their views peacefully. In Vietnam, the government under the ruling party did not accept and will not allow any people have any intention comments, propagate or express opinions opposed to incidents involving sensitive corruption, violation of Human Rights, Religious Freedom … although in theory and in the UN reports that the government of Vietnam always respects the fundamental rights of all people!


The trend of Global Democracy and after a series of coup toppled the authoritarian government broke out in the countries of the Middle East and North Africa, the Hanoi government has expressed fear of the spread image effects of the revolution called “Arab Spring” and can continue booming in Vietnam, especially in the current period increasing the incident related to land claims of the people across the country and in a long time without being concerned authorities at different levels or satisfactorily resolved. A growing number of objections and criticism of the government on public websites, personal blogs and websites led to the increasing control as well as harassment and persecution arrests largely focused on the Bloggers are the gathering place for the critical voices

for most governments and most powerful.


Blogges status, and some young Catholic intellectuals were arrested a murky, and not through arbitrary regulations required by law have caused the burning of people’s opinions and concerns from the international community. Among the dozens of bloggers are currently in government custody, the case of Nguyen Van Hai, Nickname “Dieu Cay” and a member of the Journalists club is free of serious violations and the most heartbreaking . For more than 16 months from the date of his first imprisonment expired at the end of October 2010 so far he has not been released and continued detention charges other charges from the government has not been carried action through the provision of any law. It is just the most serious to the current state of his health like? alive or dead and accuracy is also being held where no one knowing, including wives and relatives while his family has information that he had lost arms in prisons.



Newsletter

“Blogging While Vietnamese”

Vietnam Cracks Down On The Internet And Free Expression

Doug Bernard | Washington DC

Dieu Cay knows the risks and rewards of being a blogger in Vietnam. On the risk side, he’s been tossed in and out of prison cells over the last five years, today finding himself detained once more.

His reward? He’s still among the most popular online figures in his nation.

Điếu cày‘ is a pen name meaning “peasant’s water pipe” in Vietnamese. The real person is Nguyen Van Hai, and he started blogging in 2007, just about the moment the Internet began spreading rapidly across the country. Unhappy about China’s policies in Tibet and the Spratly Islands, Nguyen started using his blog (now no longer viewable) to organize protests of the Beijing Olympics torch relay.

The Vietnamese blogger “Dieu Cay” in an undated photo. The sand inscription reads roughly “Democracy for Viet Nam.”

“BlogDieuCay” began quietly, but soon drew a lot of attention. Other Vietnamese citizens, unhappy with various Chinese policies, also began protesting the torch relay. Still others began speaking out online, inspired to start writing about Vietnam’s religious discrimination, land rights issues, or general corruption. In just a few months Nguyen was joined by fellow bloggers ‘AnhBa SG‘ (real name Phan Thanh Hai)  and former Communist Party member Ta Phong Tan to start the “Club for Free Journalists.” Weekly viewership of their blogs skyrocketed.

That’s when authorities stepped in. In late April 2009,Nguyen was arrested on tax fraud, a charge many considered trumped up. (Phan and Ta were also arrested on unrelated crimes.) He was subsequently released and began blogging again, only to be repeatedly harassed by police. In October 2010 he was againdetained by police, and has not been seen by anyone since. Officially, he’s charged with violating Article 88: “Conducting Propaganda Against the State.” Unofficially, many more call it simply “Blogging While Vietnamese.”

“Abusing Democratic Freedoms”

Nguyen isn’t alone. In just the last few months, as many as nine journalists and 33 bloggers have been jailed in what has become Vietnam’s largest ever crackdown on free speech online.

“It’s bad…it’s very bad,” says U.S. Representative Frank Wolf of Virginia. “The American ambassador (there) is a failure, the American embassy is no longer an island of freedom,” says an unsparing Wolf, condemning what he sees as an Obama administration that’s weak on human rights and freedom issues. “This administration has not done a very good job of speaking out,” says the long time rights advocate, “so these countries don’t believe that the Obama administration cares about these issues, and they feel they can do whatever they want.”

Former Communist Party member Ta Phong Tan, in better days

Others see a different reason for the crackdown: a government motivated less by opportunism and more by fear.

“The government is threatened by the increasing use of the Internet by Vietnamese citizens,” says Human Rights Watch’s Phil Robertson.  “With the expansion of the Vietnamese language Internet, their ability to control what people are reading and seeing has definitely diminished.”

Whatever the reason, there’s no doubting that Vietnamese are moving online in droves. In 2000, less than one percent of Vietnam’s population had access to the web. Ten years later, that number had bolted to 27 percent, and it’s likely higher today. Young Vietnamese crowd into Internet cafes and snatch up the latest smart phones (over 111 million mobile phones are registered in a nation with a population of 86 million). All those eyeballs online make for a declining consumption of state-controlled newspapers and broadcasts, and that, says Robertson, has Hanoi nervous:

“When you roll in what has happened in the Arab world, that has caused a great deal of concern by the Vietnamese government. They’re worried if they don’t try to correct the problem, try to control what is going out and control some of the more prominent bloggers or people sharing information, that this situation may somehow get out of control.  That’s the core of the increasing crackdown we see by the government trying to go after the more prominent people making their views known, and harassing bloggers and harassing activists; not only trying to firewall their blogs or websites, but also the more traditional harassment: police going by, inviting people out to coffees or “chats,” going in and confiscating computers or cutting people off from the Internet by terminating their phone service.”

Nervous or not, Vietnamese authorities have clearly dropped the hammer recently on the nation’s most prominent bloggers and online activists. In addition to those detained, countless more are being monitored, forced offline or have had their computers seized.

The state has a grab bag of statutes that it can charge bloggers with violating. Most popular is Article 88, but there are many others, including Article 79 – “Subversion of the People’s Administration” – or the ironically termed Article 258:  “Abusing Democratic Freedoms to Infringe the Interests of the State.” Whatever allegation is used, the punishments are tough: prison sentences of five to eight years.

“Playing an Easy and Hard Game.”

“Mother Mushroom” with her young child, after prison

Nguyen Ngoc Nhu Quynh, 32 years old, is a mother in the central coastal city of Nha Trang. She was concerned about a controversial bauxite mining project nearby, and the Chinese partner on the project Chinalco. So in 2009 she began blogging about it, sharing news items or rumors she’d heard, her objections to the project, and what others were saying about similar projects.

Nguyen knew the dangers of blogging in Vietnam, and so adopted the pen name “Me Nam” – or “Mother Mushroom” in Vietnamese. People signed an online petition, and she printed shirts reading “Stop Bauxite – No China – Keep the country safe and clean.” Her blogbecame a smash success. That is, until the night of September 2, 2009, when 15 police agents smashed through her door and took her under arrest.

“The police arrested and kept  me at prison for 10 days,” Nguyen tells VOA in an email interview. “Their reason for my temporary imprison(ment) is ‘abusing democratic  freedom infringe upon national benefits.’”

After 10 days and no charges filed, Nguyen was released, but warned about continuing her blog. Despite that, she kept writing – posting her discontents with the government and its land policies. Since then she’s had police stationed outside her home, her landlord and employer have been pressured to fire her, she’s seen her family and friends harassed, and spent more time in jail.

Mother Mushroom says she, too, has noticed a marked increase in the level of harassment directed at her and her online colleagues. “Beside Dieu Cay and AnhBa SG, many young Catholic bloggers  are still in jail,” she writes.

“I think that they are warning the others have to be careful when using blog to speak out the idea about the Communist Party’s policy. Being a Vietnamese blogger, it looks like playing an easy and hard game. It will be fine if you just write about the daily simple life. However, you should be arrested at any time if you step over the ‘sensitive areas.’ I still keep writing because it made me feel free in my mind, at least. And the most important thing, we do not feel human if we don’t have the right to speak our mind.”

Nguyen is free at the moment, but acknowledges, amid the current crackdown, that she might be next to be imprisoned. Asked why “Mother Mushroom” keeps writing, she writes simply “Who will speak if you don’t?”

Fighting a Losing Battle?

“Clearly the activists recognize that they’re pushing the edge and they’re potentially facing long prison terms if they push too hard,” says Human Rights Watch’s Phil Robertson:

“But when you talk to them, they’ll say very clearly ‘Look, I’ve done nothing wrong. This is my right to speak out.’ And in fact, they’re right. Vietnam has ratified the International Covenant on Civil and Political Rights, which clearly contains an Article 19 guaranteeing the right to freedom of expression. So by saying ‘I’ve done nothing wrong,’ they’re not backing off on this, and the government is just forced to continue to tilt after these activists, to chase them and harass them, and ultimately is continuing to imprison them.”

Early in her term at the U.S. State Department, Secretary of State Hillary Clinton called freedom of online expression a basic human right, and pledged the Obama administration would do everything possible to lift the new “digital Iron Curtain” that was falling on various nations around the world. But critics say that since then, little has been done to help, while the situation in countries like Vietnam has grown only worse.

“In the old days…everyone was singing from the same page, and that’s that we were going to advocate for human rights and religious freedom around the world no matter where it would be,” laments Congressman Wolf. “That’s really what has to be done now, but that’s the exact opposite of what’s being done today.”

With all the other foreign policy issues at stake in the U.S. presidential election this year, online freedom of speech and the persecution of Vietnamese bloggers isn’t likely to rate very high. But that’s not to say there isn’t hope.

Columbia University professor Anne Nelson recently traveled to Vietnam, and wrote of her impressions:

“We can’t underestimate the suffering — to say nothing of the nuisance — inflicted by Vietnam’s cyber-cop crackdowns. But at the same time, it appears they’re fighting a losing battle. Vietnam’s media audience is moving online rapidly, partly because they are constantly learning new techniques for outmaneuvering the authorities — and partly because the Communist Party’s traditional news media have failed to hold on to their audience and advertising base.”

As in neighboring China, Vietnam is seeking to have it both ways: expanding access to the web and wiring the nation for the future while limiting what its citizens can do and say online. It’s a tricky balance, and one technology is constantly shifting.

In the meantime, somewhere in Vietnam, Dieu Cay sits in a prison cell, awaiting his fate.

 News Contact                                              Blogger Điếu Cày từc Nguyễn Văn Hải


Been 16 months now, Nguyen Van Hai nicknamed Dieu Cay missing without a trace 


Categories: Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Điều hướng bài viết

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.